Công năng Thốt nốt

Quả

Quả có đường kính 10,2 - 17,8 cm, vỏ đen, chia thành 3 hoặc 4múi. Mỗi múi to gấp hai hay ba lần múi mít, trắng ngần, mềm, ngọt mát và thơm hơn cùi dừa non.[2] Phần cùi này được bao bọc trong một lớp vỏ lụa màu nâu vàng.

Hoa

Khi cây ra hoa, vào chiều và tối, người ta buộc ống vào đầu cụm hoa, sau khi cắt một đoạn đầu hoa bằng đốt ngón tay, để qua đêm thu được chừng 1 lít nước. Thứ nước thu được trước buổi sáng có vị ngọt mát; thứ nước thu được vào buổi tối hoặc để lên men sẽ bị chua, được người dân ở vùng duyên hải Maharashtra, Ấn Độ dùng như một loại đồ uống có cồn.

Nước thốt nốt khi thắng lên sẽ cho ra đường thốt nốt có vị ngọt dịu.

Mầm

Ở các bang Tamil NaduAndhra Pradesh, Ấn Độ, và ở Jaffna, Sri Lanka, người ta trồng cây thốt nốt rồi thu hoạch phần mầm dưới mặt đất để mang về luộc hoặc nướng ăn. Loại thức ăn này rất giàu chất xơ và bổ dưỡng.

Người ta cũng cắt phần vỏ cứng của hạt đã nảy mầm ra để lấy phần ruột giòn, có vị như củ năn ngọt.

Tán lá

Lá thốt nốt được dùng lợp nhà, làm thảm, đan rổ, làm quạt, đan nón, làm ô hoặc dùng như giấy.Tại Indonesia, lá cây được dùng như giấy trong văn hóa cổ. Người ta chọn lựa lá có kích thước, hình dáng, độ già phù hợp rồi luộc trong nước muối cùng bột nghệ (đóng vai trò chất bảo quản). Sau đó lá được đem phơi khô. Khi đã đủ khô, bề mặt lá được đánh bóng bằng đá bọt rồi đem cắt, đục lỗ ở góc. Mỗi lá được làm thành bốn trang giấy.

Cuống lá có cạnh sắc nhọn, có thể đóng thành hàng rào. Riêng phần vỏ của cuống lá có thể được tước ra dùng làm dây thừng. Ở vài vùng tại Tamil Nadu, Ấn Độ, lá cây thốt nốt được dùng khi chế biến bánh kolukattai - một dạng bánh bột gạo.

Thân

Thân cây được dùng làm cột xây nhà, dầm cầu. Gỗ thốt nốt cứng, nặng, bền, có giá trị cao trong xây dựng.

Cây con được nấu làm rau ăn hoặc nướng hoặc nghiền làm bột.

Liên quan